Niềng răng không chỉ khắc phục được những sai lệch của khớp cắn mà còn giúp hàm răng đều đặn hơn, mang đến tính thẩm mỹ và hiệu quả lâu dài. Chính vì thế mà ngày càng nhiều người tìm đến niềng răng mong muốn cải thiện sức khoẻ ăn nhai cũng như tìm kiếm nụ cười mới rạng rỡ, tự tin hơn. Trường hợp răng đã làm cầu răng sứ thì có niềng được không? Cùng tìm câu trả lời qua bài viết dưới đây.
Tìm hiểu phương pháp làm cầu răng sứ
Trước tiên, để trả lời cho câu hỏi “Làm cầu răng sứ có niềng răng được không?” thì hãy tìm hiểu về phương pháp làm cầu răng sứ.
Đây là phương pháp giúp phục hình khá hiệu quả và nhanh chóng nhất cho các trường hợp bị mất một hoặc vài răng liền kề nhau, giúp giữ các răng xung quanh và răng đối diện không bị xô lệch. Nếu thực hiện bắc cầu khi răng vừa mất thì có thể kéo dài tuổi thọ cho răng được rất lâu.
Tại sao lại gọi là “cầu răng”? Vì nó là một dải cầu gồm ít nhất 3 mão sứ gắn liền với nhau nhằm cố định răng đã mất không bị dịch chuyển xô lệch.
Cầu răng sứ có thể được làm bằng nhiều chất liệu khác nhau. Phổ biến nhất có dòng răng sứ kim loại và răng sứ toàn sứ. Trong đó, dòng răng sứ toàn sứ luôn được bác sĩ khuyến khích dùng và được đông đảo khách hàng tin chọn đánh giá cao. Khi dùng loại răng này không chỉ đảm bảo tính thẩm mỹ, độ bền chắc cao và cũng không xảy ra hiện tượng đen viền nướu giống răng sứ kim loại khi sử dụng qua thời gian dài. Và đương nhiên, điều này cũng dẫn đến chi phí của mỗi loại chất liệu cũng khác nhau.
Kỹ thuật thực hiện không quá phức tạp. Trước tiên bác sĩ sẽ tiến hành mài cùi của các răng thật ở vị trí 2 bên của răng mất để làm trụ. Sau đó thiết kế dãy mão răng sứ gồm ít nhất 3 răng dính liền nhau để gắn cố định lên trên 2 trụ răng vừa mài.
Cầu sứ vừa cải thiện tính thẩm mỹ cho hàm răng vừa có độ cứng chắc tốt giúp việc ăn nhai dễ dàng hơn, không còn gặp nhiều khó khăn như trước. Thông thường, thời gian hoàn thiện quá trình phục hình răng bằng cầu răng sứ là khoảng 2 – 4 ngày. Rất nhanh chóng và không tốn quá nhiều thời gian ảnh hưởng đến công việc, học tập, cuộc sống sinh hoạt thường ngày đúng không?
Phương pháp này có nhiều ưu điểm nhưng có một hạn chế là phải mài đi răng thật theo tỉ lệ cho phép để nó có độ nhám và giúp mão sứ bám chắc chắn hơn. Do đó cần phải đảm bảo được sức khỏe răng miệng tốt cũng như răng làm trụ phải chắc khỏe, không mắc các bệnh lý răng miệng quá nghiêm trọng.
Trong trường hợp răng số 7 bị mất thì bạn không thể áp dụng phương pháp này được bởi 2 trụ lúc này sẽ là răng số 6 và số 8 (răng khôn). Như bạn cũng đã biết răng khôn có tỉ lệ mọc lệch, mọc ngầm,…rất cao và thường phải nhổ bỏ nên sẽ không đủ điều kiện để làm răng trụ chắc chắn. Nếu gặp phải tình trạng này, giải pháp tốt nhất là phục hình bằng trồng răng implant.
Bất kể phương pháp nào cũng có những ưu điểm và hạn chế riêng. Cầu răng sứ cũng vậy.
Ưu điểm:
- Giải pháp này có thời gian thực hiện nhanh chóng, chỉ trong vòng 2 – 4 ngày là có thể phục hình lại răng đã mất, khôi phục lại sức khoẻ ăn nhai cũng như thẩm mỹ răng miệng. Thời gian này chắc chắn sẽ nhanh hơn phương pháp trồng implant, không phải đi lại nhiều lần tiết kiệm thời gian, chi phí.
- Cầu răng được gắn cố định vào các trụ răng vì thế bạn sẽ được ăn nhai thoải mái mà không cần lo lắng áp lực khi nhai sẽ khiến mão sứ lỏng ra hay nứt, vỡ.
- Với chất liệu sứ cao cấp nên đảm bảo cầu răng sứ có độ cứng, chắc, thậm chí còn chịu được lực tốt hơn cả răng thật.
- Cầu răng sứ có độ thẩm mỹ cao, màu sắc trùng với màu răng tự nhiên.
- Khôi phục lại khớp cắn, ngăn chặn hệ lụy tiêu xương hàm hay răng dịch chuyển do mất răng gây nên.
- Phục hồi phát âm, giao tiếp rõ ràng và giúp duy trì hình dạng khuôn mặt tự nhiên.
- Tuổi thọ của cầu răng sứ khá lâu, khoảng 10 năm, thậm chí còn tồn tại lâu hơn nếu được chăm sóc cẩn thận, kỹ càng.
Hạn chế:
- Phải mài cùi răng thật. Nếu răng không đủ khoẻ dễ bị đau, ê buốt.
- Trong trường hợp răng bị mất lâu ngày, tình trạng răng đã suy yếu mà vẫn thực hiện bắc cầu răng sứ thì có khả năng khiến xương ổ răng bị tiêu biến, dẫn đến tình trạng răng bị xô lệch, yếu dần, thậm chí còn rụng răng.
- Nếu khoảng mất răng quá dài (trên 2 răng), vị trí các răng đã mất có vai trò ăn nhai chính như răng số 6 và răng số 7 thì cầu răng sứ không phải là một lựa chọn tốt nhất.
- Việc sinh cho cầu răng sứ thường phức tạp hơn kỹ thuật phục hình khác, do đó nếu thực hiện không kỹ có thể dẫn tới hôi miệng, viêm nướu do đọng thức ăn dưới cầu răng.
Dù vậy đây vẫn được cho là phương pháp hiệu quả trong việc phục hình răng đã mất bên cạnh giải pháp trồng răng implant. Tuy nhiên không phải ai cũng có thể thực hiện bắc cầu răng. Tốt nhất là bạn nên đi thăm khám, kiểm tra để xác định được sức khỏe răng miệng có đủ điều kiện thực hiện không nhé.
Tìm hiểu về phương pháp niềng răng
Niềng răng là một thuật ngữ nha khoa, sử dụng các khí cụ chỉnh nha để sắp xếp và đưa răng về đúng vị trí trên cung hàm. Có 2 hình thức đó là niềng răng mắc cài (mắc cài kim loại, mắc cài sứ, mắc cài mặt lưỡi) và niềng răng trong suốt. Như tên gọi, quá trình niềng răng sẽ sử dụng đa dạng các khí cụ như: dây cung, mắc cài, bộ khay niềng trong suốt,…giúp tạo lực kéo phù hợp để các răng có thể dần di chuyển về vị trí đều đẹp như ý muốn.
Xem thêm: Niềng răng gồm những giai đoạn nào?
Niềng răng điều chỉnh được các sai lệch về khớp cắn, tình trạng răng mọc lộn xộn, khấp khểnh, sai khớp cắn để cải thiện chức năng ăn nhai mang lại sự hài hòa cân đối cho toàn bộ gương mặt đồng thời ngăn ngừa các bệnh về răng miệng một cách hiệu quả. Vì thế, kỹ thuật này đòi hỏi chuyên môn rất cao, bác sĩ thực hiện phải được đào tạo chuyên sâu, có các chứng chỉ, bằng cấp về chỉnh nha do các tổ chức uy tín cấp phép.
Thời gian niềng răng trung bình diễn ra từ 1.5 – 2 năm, có thể thay đổi tùy vào mức độ lệch lạc của răng cũng như khách hàng chọn lựa phương pháp niềng răng nào.
Mặc dù niềng răng sẽ tốn nhiều thời gian và công sức. Tuy nhiên phương pháp này được đánh giá khá cao bởi độ an toàn cũng như kết quả đạt được. Không tác động, xâm lấn đến cấu trúc răng thật nên bảo tồn răng một cách tốt nhất.
Hỏi đáp: Niềng răng có giữ được vĩnh viễn không?
Các trường hợp răng sai lệch cần điều trị chỉnh nha:
- Răng hô
- Răng thưa
- Răng móm
- Răng khấp khểnh
- Các dạng sai lệch khớp cắn
Đọc thêm: Răng hô nhẹ nên niềng hay bọc sứ?
Làm cầu răng sứ có niềng răng được không?
Có nhiều trường hợp đã làm cầu răng sứ rồi lại mong muốn niềng răng để cải thiện sức khoẻ ăn nhai. Theo như khuyến cáo của các bác sĩ thì hầu hết bệnh nhân sau khi đã làm cầu răng sứ đều khó có thể niềng răng an toàn và hiệu quả được.
Nguyên nhân là do cầu răng sứ đã được gắn cố định rất chắc chắn trên các trụ răng. Việc dùng các khí cụ để nắn chỉnh răng sẽ chỉ gây tác động lên thân mão sứ mà hoàn toàn không tác động được đến chân răng nên dù có niềng thì nhóm răng ở vị trí đó cũng không di chuyển về vị trí mong muốn được.
Nếu như cầu răng không bám chắc với trụ răng sẽ rất dễ bị bung sút, gãy, vỡ bất cứ lúc nào. Khi đó bắt buộc phải ngừng niềng răng và phục hình lại cầu răng sứ mới rất tốn thời gian và tiền bạc. Thậm chí còn có nguy cơ gây ra các sai lệch ở răng nghiêm trọng hơn ban đầu. Hơn nữa, những răng trụ sẽ không còn chắc khoẻ như ban đầu bởi đã phải mài đi một tỷ lệ nhất định. Đồng thời trong quá trình ăn nhai hằng ngày cũng phải chịu nhiều lực tác động hơn. Do đó, việc nắn chỉnh nếu làm hư hỏng cầu răng sứ thì có thể làm hư hỏng nghiêm trọng cả trụ răng thật, vô cùng nguy hiểm.
Vì thế, để biết rõ trường hợp của mình có niềng răng được không bạn nên đi thăm khám trực tiếp bởi bác sĩ có chuyên môn tốt để xác định được chính xác răng có đủ khoẻ, đủ điều kiện để niềng răng an toàn không.
Nếu niềng được, bạn cần phải tuân thủ tuyệt đối theo các chỉ dẫn của bác sĩ trước, trong và sau khi kết thúc quá trình chỉnh nha về chế độ ăn uống, chăm sóc, vệ sinh răng miệng. Bởi lúc này không chỉ niềng răng đơn thuần nữa mà là niềng răng có thêm cầu răng sứ.
Luôn ghi nhớ thời gian tái khám định kỳ để bác sĩ kiểm tra và có sự điều chỉnh phù hợp. Bên cạnh đó có thể phát hiện các dấu hiệu bất thường (nếu có) để từ đó đưa ra biện pháp xử lý kịp thời, tránh xảy ra biến chứng.
Dù có niềng răng hay làm cầu răng sứ, bạn đều nên tìm đến những địa chỉ nha khoa uy tín, chất lượng, bác sĩ thật sự có chuyên môn, tận tâm bởi nó sẽ tác động trực tiếp đến sức khỏe của bản thân.
Vì sao bạn nên lựa chọn Nha khoa Thúy Đức?
- Bác sĩ Đức được hãng Invisalign đánh giá là bác sĩ TOP 1 tại Đông Nam Á và TOP 1 về kinh nghiệm, chuyên môn tại Việt Nam
- Bác sĩ đầu tiên tại Đông Nam Á đạt thứ hạng Blue Diamond trên bản đồ Invisalign toàn cầu
- Bác sĩ có số lượng khách hàng niềng Invisalign nhiều nhất Việt Nam năm 2021
- Bác sĩ thuộc Hiệp hội chỉnh nha Hoa Kỳ AAO
- Bác sĩ thuộc Hiệp hội nắn chỉnh răng thế giới IAO, Hiệp hội chỉnh nha thế giới WFO
- Dịch giả của những cuốn sách chỉnh nha nổi tiếng như 1001 bí kíp lâm sàng trong chỉnh nha (2015), Các ca lâm sàng trong chỉnh nha (2015), Cơ sinh học trong chỉnh nha (2016),…
- Bác sĩ Đức đã có kinh nghiệm điều trị hơn 6500 ca chỉnh nha, được coi là một trong những bác sĩ có số lượng KH niềng răng lớn nhất Hà Nội.
- Là người đầu tiên đưa phương pháp Niềng không nhổ răng F.A.C.E từ nước ngoài về ứng dụng tại Việt Nam, giúp hạn chế tối đa việc nhổ răng thậm chí không cần nhổ răng mà vẫn mang lại hiệu quả điều trị cao nhất.
- Nha khoa đầu tiên tại Việt Nam sở hữu máy quét dấu răng toàn hàm iTero 5D Plus hiện đại nhất thế giới.
- Phòng khám chỉ sử dụng mắc cài cao cấp Ormco Hoa Kỳ – Thương hiệu mắc cài lâu đời và uy tín nhất thế giới.
- Ngoài ra, phòng khám hỗ trợ trả góp linh hoạt với lãi suất 0% cùng nhiều chính sách ưu đãi khác.
Trên đây là những thông tin về vấn đề “Làm cầu răng sứ có niềng răng được không?”. Nếu còn thắc mắc cần được giải đáp hoặc tư vấn thì vui lòng liên hệ HOTLINE 093.186.3366 – 086.690.7886 hoặc đăng ký tư vấn (không mất phí) với bác sĩ nha khoa Thúy Đức để được hỗ trợ sớm nhất nhé.
Please Enter Your Facebook App ID. Required for FB Comments. Click here for FB Comments Settings page